Tự do tài chính là gì? 7 cấp độ và cách đạt tự do tài chính | Money24h | Money24h

Tự do tài chính là gì? 7 cấp độ và cách đạt tự do tài chính | Money24h | Money24h

Cần bao nhiêu tiền để đạt được tự do tài chính?

Không có con số cụ thể để đạt được tự do tài chính. Vì nhu cầu chi tiêu của mỗi người là khác nhau nên số tiền đạt được tự do tài chính cũng khác nhau. Điều đó đồng nghĩa với việc tự do tài chính không đi liền với việc giàu có hay sở hữu xe sang, biệt thự rộng. Có người không sở hữu biệt thự nhưng vẫn đạt được tự do tài chính vì nhu cầu chi tiêu của họ không quá cao. Vì thế, bạn cần xác định nhu cầu của chi tiêu bản thân đầu tiên để lựa chọn nên áp dụng các quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả nào. Đồng thời, tính toán các khoản thu chi để có cuộc sống dư giả, thoải mái. Từ đó, bạn sẽ nhanh chóng đạt được tự do tài chính.

Nguyên tắc để đạt được tự do tài chính

Tăng thu nhập

Tăng nguồn thu nhập là nguyên tắc đầu tiên trong hành trình đạt được tự do tài chính. Khi nguồn thu nhập của bạn lớn hơn so với chi tiêu thì khoảng cách đến với tự do tài chính của bạn sẽ càng gần hơn. Bạn cần tạo ra nguồn thu nhập thụ động song song với thu nhập chủ động. Đa dạng nguồn thu nhập là cách tối ưu nhất. Bên cạnh đó, bạn cần chăm chỉ làm việc và trau dồi bản thân để tăng thu nhập chủ động.

Tích lũy tiền bạc

Không chỉ giúp bạn đạt được tự do tài chính mà nguyên tắc này còn giúp bạn có một khoản tiền đề phòng rủi ro. Bạn nên tích lũy tiền bạc để phòng trường hợp khẩn cấp hoặc lúc thất nghiệp. Nếu bạn không tiết kiệm để tích lũy tiền bạc thì bạn sẽ không thể làm chủ tài chính cá nhân. Khi đó, con đường đạt được tự do tài chính của bạn sẽ càng xa hơn.

Giảm chi tiêu

Việc kiểm soát chi tiêu nhằm giảm chi phí sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được tài chính và nghỉ hưu sớm. Nếu bạn không kiểm soát chi tiêu cẩn thận thì bạn sẽ rất dễ tăng chi tiêu và không thể tiết kiệm tiền. Đồng thời, bạn cũng sẽ dễ bị vỡ nợ nếu không cẩn thận kiểm soát chi tiêu.

Quy tắc 4%

Nếu bạn muốn đạt được tự do tài chính và nghỉ hưu sớm thì đây là quy tắc bạn cần biết. Ở quy tắc này, mỗi năm, bạn sẽ trích 4% số tiền kiếm được từ tích lũy hoặc thu nhập thụ động sau lạm phát để phục vụ chi tiêu. Tuy nhiên, với mức độ lạm phát như hiện nay, bạn cần xem xét lại nhu cầu chi tiêu và tình hình tài chính để giảm con số này xuống còn 3% giá trị tài sản mỗi năm.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này