Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh? | Huggies

Tham khảo: Dấu hiệu cơn gò chuyển dạ như thế nào? Cơn gò bao lâu thì sinh? | Huggies

Cơn gò chuyển dạ là gì?

Cơn gò chuyển dạ được chia làm 2 loại là cơn gò chuyển dạ đủ tháng diễn ra sau 37 tuần và cơn gò chuyển dạ sinh non thường diễn ra từ tuần 22 đến tuần 37 trong thai kỳ. Khi cơn gò chuyển dạ thật xuất hiện, các cơn đau của thai phụ sẽ tăng dần và kéo dài. Không chỉ vậy mà tần suất xuất hiện cũng dồn dập hơn. Đây là những dấu hiệu việc sinh con sẽ diễn ra trong một vài giờ tới tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà có thời gian chuyển dạ khác nhau.

Tham khảo thêm:

  • Tuổi thai tính như thế nào là chính xác nhất?
  • 11 dấu hiệu sắp sinh (chuyển dạ) trong 24 giờ, 2 ngày và 1 tuần
  • Biểu đồ cơn gò chuyển dạ trên máy monitor sản khoa

    Biểu đồ cơn gò chuyển dạ trên máy monitor sản khoa ( Nguồn: Sưu tầm)

    Phân biệt cơn gò chuyển dạ thật và giả

    Trong quá trình mang thai, bà bầu dễ nhầm lẫn giữa cơn gò chuyển dạ sinh lý và cơn gò chuyển dạ thật vì cả 2 đều có những dấu hiệu khá giống nhau.

    Cơn gò sinh lý (chuyển dạ giả)

    Cơn gò sinh lý hay còn được gọi là cơn gò chuyển dạ giả (Braxton - Hicks) xuất hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ và không có tính chi kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để luyện tập cho tử cung chịu đựng khi tới ngày sinh. Cơn gò này có đặc điểm như sau:

  • Là cơn gò nhẹ, diễn ra trong khoảng 30s - 60s và mỗi ngày vài lần.
  • Không gây đau đớn nhưng khiến thai phụ có cảm giác khó chịu.
  • Thường xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ chuyển động hoặc mẹ chạm tay vào bụng. Cũng có thể là sau khi mẹ bầu quan hệ hoặc bàng quang đầy nước.
  • Để giảm bớt cơn gò sinh lý, thai phụ nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế giảm đau, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi. Nếu đã thử những biện pháp trên mà cơn gò vẫn không biến mất hoặc xảy ra với tần suất dày hơn thì thai phụ nên đến bác sĩ thăm khám.

    Tham khảo thêm:

  • Chuyển dạ giả sau bao lâu thì sinh?
  • Tại sao em bé gò trong bụng mẹ? Có nguy hiểm không?
  • Cơn gò tử cung lúc chuyển dạ

    Trái ngược với các cơn gò sinh lý, cơn gò tử cung lúc chuyển dạ diễn ra theo nhịp điệu. Khi bắt đầu chuyển dạ, các cơn co thắt liên tục với tần suất và cường độ càng tăng. Thai phụ sẽ cảm thấy đau hơn, đặc biệt là khi các cơn co thắt kéo dài. Không giống như cơn gò sinh lý, cơn đau bụng chuyển dạ thật sẽ không dừng lại hay thuyên giảm nếu thai phụ di chuyển, thay đổi tư thế hoặc nằm xuống.

    Trước khi chuyển dạ, có một số dấu hiệu cảnh báo mà thai phụ và người nhà cần chú ý là:

  • Việc thở và đi tiểu có thể dễ dàng hơn khi em bé tụt xuống.
  • Dịch âm đạo hoặc chất nhầy có thể có màu nâu, hồng hoặc hơi dỏ.
  • Thai phụ có thể bị đau bụng, tiêu chảy, tăng huyết áp nhẹ.
  • Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này