Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí? | Huggies

Bài tham khảo: Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ: quy trình, khi nào, chi phí? | Huggies

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Nếu khả năng dung nạp đường trong máu của mẹ bầu bị rối loạn, dẫn đến lượng đường trong máu khi mang thai tăng cao thì mẹ đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, 25% phụ nữ mang thai mắc bệnh tiểu đường thai kỳ do chế độ ăn uống không cân bằng. 

Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, nhưng phổ biến hơn vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và trẻ sơ sinh khi mang thai và sau khi sinh con. Tuy nhiên, rủi ro có thể được giảm bớt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Tham khảo thêm: Biến chứng thai kỳ thường gặp khi mang thai

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với mẹ và bé

Thai phụ cần xét nghiệm tiểu đường thai kỳ để bảo vệ sức khỏe của mẹ và con (Nguồn: Sưu tầm)

Tại sao bị tiểu đường thai kỳ?

Trong quá trình ăn uống, tuyến tụy sẽ tiết ra một loại hormone gọi là insulin, có tác dụng di chuyển glucose từ máu đến các tế bào để cung cấp năng lượng. Trong thời kỳ mang thai, nhau thai sản xuất ra các hormone gây tích tụ glucose trong máu. 

Nếu cơ thể mẹ bầu không thể tạo đủ insulin hoặc nếu mẹ ngừng sử dụng insulin như bình thường, lượng đường trong máu sẽ tăng lên, khiến mẹ bầu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ.

Dấu hiệu bị tiểu đường thai kỳ

Đây là một căn bệnh rất đặc biệt, không có triệu chứng hay biểu hiện gì bất thường. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ không được phát hiện cho đến khi lượng đường trong máu được kiểm tra trong quá trình tầm soát tiểu đường thai kỳ. 

Ngoài ra, một số phụ nữ có thể xuất hiện các triệu chứng sau nếu lượng đường trong máu của họ quá cao (tăng đường huyết): 

  • Thường xuyên có cảm giác khát nước.
  • Số lần đi tiểu thường xuyên tăng nhiều hơn bình thường.
  • Khát nước, khô miệng, mệt nhọc.

Tuy nhiên, những triệu chứng này cũng rất phổ biến khi mang thai và không nhất thiết là dấu hiệu của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trên cơ thể, hãy đến cơ sở y tế và trao đổi trực tiếp với  bác sĩ.

Tham khảo thêm: Kinh nghiệm chăm sóc bà mẹ mang thai đúng cách

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này