Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng | Huggies

Tham khảo: Thai trứng (chửa trứng) là gì? Dấu hiệu, cách điều trị thai trứng | Huggies

Thai trứng hay chửa trứng là gì?

Thai trứng hay chửa trứng (hydatidiform moles) là tình trạng gai nhau bị thoái hóa, phù nề tạo thành những túi chứa dịch dính vào nhau giống như chùm nho và chiếm phần lớn trong buồng tử cung, có đường kính 1mm đến vài chục mm.

Thai trứng được chia làm 2 loại:

  • Thai trứng hoàn toàn (complete mole): Thai nhi không có phôi thai. Các gai rau phình to, mạch máu lông rau biến mất, lớp tế bào nuôi tăng sinh nhanh chóng.
  • Thai trứng bán phần (partial mole): Có sự thụ tinh giữa 1 trứng và 2 tinh trùng nên mặc dù thông tin di truyền đầy đủ nhưng hợp tử không bình thường dẫn đến tình trạng phôi thai bất thường. Phần lớn gai rau biến thành túi nước, và 1 phần gai rau bình thường.
  • Ngoài ra, thai trứng cũng có thể được phân biệt dựa vào tính chất:

  • Thai trứng lành tính: Lớp hợp bào không bị thoái hóa, lớp đơn bào không ăn vào cơ tử cung.
  • Thai trứng ác tính hay thai trứng xâm nhập (invasive mole): Lớp hợp bào mỏng đi và có từng vùng bị phá vỡ. Lớp đơn bào ở trong xâm lấn ra ngoài tràn vào niêm mạc tử cung, xâm nhập vào lớp cơ tử cung, đôi khi khi ăn thủng lớp cơ tử cung gây xuất huyết trong ổ bụng.
  •  
    Thai trứng là gì

    Thai trứng là hiện tượng gai nhau thai bị thoái hóa, phù nề như chùm nho (Nguồn: Sưu tầm)

    Nguyên nhân gây bệnh thai trứng

    Hiện tại, người ta vẫn chưa rõ nguyên nhân chửa trứng bắt nguồn từ đâu. Cơ chế hình thành thai trứng có thể được giải thích như sau:

  • Sinh lý bình thường thì sau khi tinh trùng và noãn kết hợp với nhau, trứng sẽ được thụ tinh và phát triển một cách bình thường thành thai nhi cùng với các phần phụ của thai: nhau thai, túi ối, dây rốn.
  • Nếu trứng được thụ tinh nhưng thụ tinh bất thường thì có thể hình thành nên thai trứng, do tế bào nuôi phát triển quá nhanh, các mô liên kết và mao mạch rốn không kịp phát triển, dẫn đến việc thoái hóa, phù nề gai nhau.
  • Thai trứng là hậu quả của một thụ tinh bất thường, có nguồn gốc từ cha (paternal). Có 2 loại thai trứng:

  • Thai trứng toàn phần: cấu trúc bộ nhiễm sắc thể là 46 nhiễm sắc thể. Trứng thụ tinh là một trứng không nhân. Vật chất di truyền đến từ 2 tinh trùng khác nhau.
  • Thai trứng bán phần: cấu trúc bộ nhiễm sắc thể là 69 hoặc 92 nhiễm sắc thể, trứng thụ tinh là một trứng có nhân. Vật chất di truyền sẽ đến từ 2 tinh trùng khác nhau. Trong trường hợp trứng có nhân bị xâm nhập bởi một tinh trùng, thì tinh trùng sẽ nhân đôi.
  • Đối tượng nguy cơ mắc bệnh thai trứng

    Các yếu tố sau có thể làm tăng nguy cơ chửa trứng ở nữ giới:

    Khu vực địa lý, chủng tộc: Các vùng khác nhau, các chủng tộc khác nhau sẽ có tỷ lệ thai trứng khác nhau.

    Điều kiện sống: Dinh dưỡng kém (nhất là thiếu đạm, thiếu Vitamin A), suy giảm miễn dịch, và điều kiện sống thiếu thốn là một trong những yếu tố nguy cơ của thai trứng.

    Tuổi mang thai: Phụ nữ mang thai sau 40 tuổi hoặc trước 20 tuổi có nguy cơ mắc chửa trứng cao hơn.

    Tiền sử sản khoa:

  • Tiền sử thai trứng, tiền sử sảy thai, sinh nhiều lần có thể là yếu tố nguy cơ của bệnh. Khoảng 1-2% phụ nữ đã từng mắc chửa trứng bị tái phát trở lại.
  • Tiền sử sảy thai: tăng nguy cơ mắc thai trứng gấp 2 lần người bình thường.
  • Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này