Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý và Bài tập cải thiện | Huggies
Rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
ADHD (attention deficit hyperactivity disorder) hay còn được biết đến với tên gọi rối loạn tăng động giảm chú ý. Đây là một hội chứng gây ra những hành vi tăng động trên mức bình thường khiến trẻ thiếu sự tập trung, chú ý vào việc đang làm. ADHD có thể xuất hiện ở trẻ dưới 3 tuổi, nếu không chữa trị đúng cách thì triệu chứng này sẽ kéo dài đến tuổi trưởng thành. Hội chứng tăng động giảm chú ý thường có 3 dạng:
- Giảm chú ý: trẻ sẽ khó tập trung vào những điều mình đang làm và dễ bị những yếu tố khác chi phối. Bên cạnh đó, trẻ thường thích làm theo ý mình, không tuân theo quy tắc và chỉ dẫn của ba mẹ.
- Tăng động: trẻ có biểu hiện của bệnh tăng động thường không ngồi ở vị trí cố định mà thích chạy nhảy.
- Kết hợp tăng động và giảm chú ý: trẻ tăng động giảm chú ý thường xuyên đặt ra nhiều câu hỏi, hay trả lời khi chưa nghe hết câu và tùy từng trường hợp mà xảy ra tình trạng ngắt lời người khác.
Tham khảo: Dạy bé học bảng chữ cái
Bé tăng động giảm chú ý có nguy hiểm không? (Nguồn: Sưu tầm)
Dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý
Để biết được trẻ có gặp vấn đề tăng động giảm chú ý hay không thì ba mẹ cần tìm hiểu các dấu hiệu nhận biết dưới đây. Tuy nhiên, các dấu hiệu trẻ tăng động giảm chú ý này cần được quan sát thông qua các hoạt động sinh hoạt của bé hàng ngày trong liên tục 6 tháng.
1. Khả năng tập trung kém - Biểu hiện sớm tăng động giảm chú ý
Trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ dễ mất tập trung, gặp khó khăn mỗi khi giao tiếp với người thân. Bé thường không chú ý vào các hoạt động sinh hoạt hàng ngày cũng như không lắng nghe những điều ba mẹ nói. Trẻ tăng động giảm chú ý còn gặp khó khăn trong các hoạt động vui chơi vì dễ bị thu hút bởi những yếu tố khác.
Các dấu hiệu trẻ bị tăng động dễ nhận thấy là tình trạng kém tập trung và không tự tin khi giao tiếp. Bé sẽ thích không gian riêng của mình và không muốn tiếp xúc với bạn bè xung quanh. Những bé mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có nguy cơ chậm phát triển so với những bé cùng độ tuổi. Do đó, mẹ nên dành nhiều thời gian quan tâm bé để kịp thời biết được liệu bé có đang gặp khó khăn trong việc diễn tả cảm xúc, ngôn ngữ hay không.
Tham khảo: Cách dạy bé tập nói hiệu quả
2. Tăng động, hiếu động quá mức
Thông thường, các mẹ sẽ lầm tưởng bé có sự năng động trong các hoạt động vui chơi mà chưa phân biệt được tình trạng năng động và tăng động. Nếu mẹ nhận thấy bé có các dấu hiệu sau thì rất có thể trẻ có biểu hiện của sự tăng động. Đầu tiên, biểu hiện của trẻ tăng động có thể nhận biết qua việc trẻ nói chuyện liên tục, thường xuyên di chuyển và không thích ở cố định một chỗ.
Trong những hoạt động vui chơi cùng gia đình hay bạn bè, bé sẽ thiếu sự kiên nhẫn và luôn tìm kiếm những điều mới lạ. Một trong các biểu hiện của trẻ bị tăng động mà ba mẹ không nên xem nhẹ đó là bé thường ngắt lời người khác và không nghe lời của người lớn. Trong trường hợp mẹ không đáp ứng nhu cầu, mong muốn của bé thì bé sẽ dễ nổi giận vì khả năng kiềm chế cảm xúc của trẻ tăng động kém.
3. Khả năng ngôn ngữ phát triển chậm
Điều hay nhận thấy ở trẻ tăng động giảm chú ý là chậm nói hay chậm phát triển ngôn ngữ. Biểu hiện này khá giống như trẻ tự kỷ nên hay bị nhầm lẫn. Điểm khác biệt là trẻ tăng động giảm chú ý thường có khả năng nghe nói bình thường ở giai đoạn đầu nhưng lại chậm dần lại. Trẻ khó biểu đạt cảm xúc hoặc ý nghĩ bằng ngôn từ hoặc gặp khó khăn trong việc sắp xếp cấu trúc câu đơn một cách hợp lý.
4. Dễ nổi nóng, bốc đồng - Dấu hiệu phân biệt trẻ tăng động và hiếu động
Bé tăng động thường dễ nổi nóng và khó kiềm chế cảm xúc. Bạn sẽ thấy khó khăn để dạy bé cách kiên nhẫn và lắng nghe. Ở những trường hợp nặng, bé có xu hướng bạo lực nếu không được hướng dẫn xử lý cảm xúc đúng cách.
Nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện trên và kéo dài từ 6 tháng trở lên thì các mẹ hãy nhanh chóng tìm đến sự hỗ trợ của gặp bác sĩ. Trong trường hợp bé chỉ bị rối loạn nhẹ thì chỉ cần sử dụng các biện pháp tâm lý, không cần sự can thiệp của thuốc.
Tham khảo: Trẻ chậm nói: Nguyên nhân và Mẹo tự dạy bé nhanh biết nói
Nhận xét
Đăng nhận xét