Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì? | Huggies

Tham khảo: Bà Bầu Bị Tiểu Đường Nên Ăn Và Kiêng Ăn Gì? | Huggies

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn được biết đến với tên đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên trong thời gian mang thai. Theo các chuyên gia, tiểu đường thường là do cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết để kiểm soát và chuyển hóa đường, làm mức đường trong máu tăng cao.

Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào tam cá nguyệt thứ 2. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp xuất hiện rất sớm, ngay từ tam cá nguyệt thứ nhất. Dù trước đó không có vấn đề về sức khỏe cũng như đường huyết, mẹ bầu vẫn có nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có thể gây nhiều biến chứng đến sức khỏe mẹ và em bé trong bụng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng nhỏ tới sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ và cả sau khi chào đời. Chính vì vậy, mẹ bầu cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của các bác sĩ chuyên khoa với một chế độ thực đơn dinh dưỡng hợp lý để có thể kiểm soát đường huyết và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển.

Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng gì cho mẹ bầu và thai nhi?

Tiểu đường thai kỳ gây biến chứng gì cho mẹ bầu và thai nhi? (Nguồn: Sưu tầm)

Biến chứng tiểu đường thai kỳ cho mẹ và thai nhi

Ảnh hưởng tiểu đường đối với mẹ bầu

  • Mẹ bầu bị tiểu đường thường tăng cân nhiều hơn, có thể lên đến hơn 20kg.
  • Khi lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ sinh non.
  • Mẹ dễ gặp trường hợp sẩy thai hoặc thai chết lưu. Tham khảo: Các dấu hiệu sảy thai sớm mẹ cần lưu ý
  • Mẹ bầu có thể gặp những biến chứng của người tiểu đường như nhiễm trùng, băng huyết,...
  • Ảnh hưởng tiểu đường đối với thai nhi

  • Thai nhi dễ bị thừa cân.
  • Trẻ sinh non dễ gặp vấn đề về hô hấp và nhiều biến chứng khác.
  • Lượng đường trong máu của thai nhi có thể quá nhiều hoặc quá ít gây nguy cơ bị các bệnh nghiêm trọng về đường huyết.
  • Vì sao phải xây dựng chế độ ăn dành cho mẹ bầu bị tiểu đường?

  • Giúp đưa mức đường huyết của mẹ về càng gần bình thường càng tốt: mẹ cần phải cẩn thận điều chỉnh từ từ chế độ ăn của mình để tránh không tăng mạnh hoặc tụt quá mức đường trong máu. Đơn giản nhất là giữ đường huyết trong giới hạn cho phép. Vì vậy, thức ăn nào ngọt quá, làm tăng đường huyết nhanh thì mẹ nên hạn chế lại, chia bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, và tăng cường vận động.
  • Bảo vệ tim mạch, kiểm soát huyết áp, chống lại các loại chất béo có hại cho tim mạch.
  • Giữ mẹ cân nặng ở mức hợp lý (tăng khoảng 13kg trong kỳ mang thai): Nếu mẹ bị thừa cân trước khi có thai, các bác sĩ hoặc nữ hộ sinh sẽ tư vấn cho mẹ để theo dõi lượng calo của mẹ. Họ cũng sẽ đề nghị mẹ nên tập thể dục vừa phải ít nhất 30 phút, chẳng hạn như đi bộ, bơi lội mỗi ngày.
  • Ngăn chặn hay làm chậm xuất hiện các biến chứng của tiểu đường.
  • Giúp mẹ cảm thấy luôn luôn khỏe mạnh, lạc quan và tuân thủ tốt chế độ ăn hợp với bạn là quan điểm mới được nhấn mạnh hiện nay.
  • Tham khảo: Những loại trái cây tốt cho bà bầu

    Tiểu đường thai kỳ nên ăn và kiêng gì?

    Tiểu đường thai kỳ nên ăn và kiêng gì? (Nguồn: Sưu tầm)

    Nhận xét

    Bài đăng phổ biến từ blog này

    Cách Sử Dụng và Đọc Kết Quả Que Thử Thai chính xác | Huggies

    Trả góp 0% qua thẻ tín dụng: Có thật sự là 0% lãi suất? | Timo

    Thẻ tín dụng quốc tế là gì? 5 ngân hàng uy tín để làm thẻ tín dụng | Timo